Quy trình lễ ăn hỏi đầy đủ của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Quy trình lễ ăn hỏi đầy đủ của 3 miền Bắc, Trung, Nam

Nắm được quy trình lễ ăn hỏi sẽ giúp bạn chủ động hơn cho ngày cưới của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn từng quy trình chi tiết nhất.

Lễ ăn hỏi cũng là một nghi lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi Việt Nam. Tuy nhiên không phải cặp đôi uyên ương nào cũng có thể nắm rõ hoặc hiểu hết được quy trình của lễ ăn hỏi. Tùy vào phong tục ở từng vùng miền mà nghi lễ này sẽ có sự tổ chức khác nhau. Dưới đây là quy trình lễ ăn hỏi 3 miền Bắc, Trung, Nam đầy đủ:

Quy trình lễ ăn hỏi ở miền Bắc


Quy trình lễ ăn hỏi miền Bắc sẽ được diễn ra theo những thủ tục sau:

Quy trình lễ ăn hỏi 3 miền

Xem ngày lành tháng tốt

Đầu tiên bố mẹ của cô dâu và chú rể sẽ đi xem ngày để có được thời gian thích hợp cho đám hỏi. Thông thường thời gian làm đám hỏi sẽ cách thời điểm làm đám cưới là 1 tuần hay 1 tháng. Khi hai bên đã thống nhất được ngày thích hợp nhất thì lễ ăn hỏi sẽ được tiến hành tổ chức ở tại gia đình nhà cô dâu.

Chuẩn bị trước cho lễ hỏi

Ngay sau gia đình của hai bên sẽ thống nhất với nhau về số lượng lễ vật (hay còn gọi là tráp), số lượng tráp ăn hỏi có thể là 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp hoặc 11 tráp tùy vào gia đình nhà gái yêu cầu. Dựa vào số lượng các tráp mà hai bên gia đình cần chuẩn bị đội hình nam nữ trẻ, chưa vợ, chưa chồng để đỡ lễ vật. Trong tráp cưới hỏi cần phải có lễ đen, đây là phong bì nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

Trong lễ ăn hỏi đẹp ở miền Bắc số lượng các tráp ăn hỏi luôn luôn là số lẻ vì họ thường quan niệm số lẻ là tượng trưng cho yếu tố dương. Tuy nhiên số lượng lễ vật trong mỗi tráp lại bắt buộc phải là số chẵn bởi vì “số chẵn” là biểu tượng cho có đôi có cặp.

Trao lễ vật

Khi đến giờ đẹp, bên nhà trai sẽ đem các trap ăn hỏi đã được chuẩn bị từ trước sang nhà gái, đoàn nhà trai sẽ trao những lễ vật này cho đội nhận tráp của bên nhà gái. Đồng thời đội bê tráp nhà trai và đội bên tráp nhà gái sẽ trao phong bao lì xì cho nhau với số tiền đã được hai gia đình thống nhất từ trước.

Cô dâu ra mắt gia đình hai bên

Trao tráp diễn ra xong xuôi hai bên gia đình sẽ ngồi lại nói chuyện với nhau, gia đình nhà gái và nhà trai sẽ giới thiệu các đại diện xuất hiện trong buổi lễ. Gia đình nhà gái nhận lễ đồng thời mẹ cô dâu và mẹ chú rể sẽ mở các tráp lễ. Bố mẹ cô dâu sẽ dâng lễ và thắp hương bàn thờ gia tiên.

Ngay sau đó, gia đình nhà gái sẽ cho phép chú rể lên phòng để đón cô dâu xuống dưới ra mắt mọi người, trước khi chú rể nên đón cô dâu tuyệt đối tránh, không được ở trong lễ ăn hỏi. Lúc này cô dâu và chú rể sẽ xuống rót nước và đi mời nước gia đình hai bên.

Trả quà, lại quà trong lễ ăn hỏi

Sau khi đã nhận lễ và bàn bạc xong nhà gái sẽ trả lại các mâm tráp và chia lại quả cho nhà trai. Không được dùng kéo cắt mà phải dùng tay xé khi chia đồ, đồ lại phải là số chẵn, khi nhà gái trả lại các mâm tráp thì phải để ngửa nắp tráp, không được đóng lại.

Quy trình lễ ăn hỏi ở miền Nam


Quy trình lễ ăn hỏi của miền Nam những nét khá giống quy trình lễ ăn hỏi của người miền Bắc. Tuy nhiên, về mặt sính lễ ăn hỏi cũng có những sự khác biệt cơ bản như sau:

Quy trình lễ ăn hỏi miền Nam

Người miền Nam quan niệm số tráp trong lễ ăn hỏi phải luôn là số chẵn, và số vật phẩm trong tráp phải là số lẻ, họ sẽ sử dụng 4, 6, 8, 10, 12 tráp. Hầu hết sẽ sử dụng 6 tráp vì họ quan niệm số 6 là biểu tượng cho sự hạnh phúc, tài lộc và may mắn.

Với người miền Nam, tráp thường được đựng ở trong mâm sơn son thếp vàng sau đó sẽ phủ khăn màu đỏ kín đáo. Tuy nhiên họ không chọn bánh chưng, bánh dày hay bánh cốm như người miền Bắc mà sẽ sử dụng bánh phu thê hay còn được gọi là bánh xu xê.

Bên cạnh đó, trong mâm lễ của người miền Nam luôn phải có gà hoặc lợn quay vì theo họ đây là biểu tượng cho sự sung túc, đầy đủ, giàu có, thịnh vượng.

Quy trình làm lễ ăn hỏi của miền Trung


Quy trình lễ ăn hỏi miền Trung luôn mang lại cảm giác chân thật, sự gần gũi. Các lễ vật trong đám ăn hỏi của người miền Trung cũng rất gần gũi và nhẹ nhàng, đơn giản.

Quy trình lễ ăn hỏi miền trung

Lễ ăn hỏi ở miền Trung cũng bao gồm những vật đơn giản như trầu cau, bánh phu thê, chè, thuốc lá, rượu… Tuy nhiên ở miền Trung còn có thêm cặp nến tơ hồng se duyên, đây là một trong những lễ vật quan trọng.

Tóm lại

Với các cặp đôi uyên ương, các phong tục và tập quán của từng nơi, từng vùng miền sẽ làm quy trình lễ ăn hỏi trở nên khác nhau. Chính vì thế nên cả hai cần phải có sự bàn bạc và thống nhất kỹ lưỡng nhất để có một lễ cưới truyền thống ý nghĩa nhất, không đi ngược lại với phong tục tập quán của từng vùng miền.

Share it:
DMCA.com Protection Status