10 điều có thể bạn chưa biết về lễ ăn hỏi miền Trung

lễ ăn hỏi tại miền trung diễn da như nào

10 điều có thể bạn chưa biết về lễ ăn hỏi miền Trung

Những điều thú vị về lễ ăn hỏi miền Trung mà bạn chưa biết

Với mỗi cặp đôi, cưới xin là chuyện trọng đại của cả một đời người. Trải dài từ Bắc – Trung – Nam, mỗi vùng miền sẽ tổ chức lễ ăn hỏi mang đậm bản sắc văn hóa của nơi đó. Vì vậy mà khiến cho rất nhiều các cặp đôi bối rối và lo lắng trong việc chuẩn bị cho lễ ăn hỏi của mình. Vậy nên trong bài viết dưới đây, Cưới Hỏi Ngọc Linh sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin liên quan đến lễ ăn hỏi miền Trung, để các bạn có thể nắm được.

5 Tráp lễ cần phải có trong lễ ăn hỏi miền Trung

Người miền Trung rất trọng tình nghĩa, không câu nệ vật chất. Vì vậy mà lễ vật trong lễ ăn hỏi miền trung, không quá cầu kỳ về hình thức mà rất đơn giản. Tuy nhiên, 5 tráp lễ bắt buộc cần có bao gồm:

Mâm trầu cau

tráp trầu cau đẹp

Đây là mâm lễ bắt buộc không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người miền Trung. Trầu cau được chọn phải tươi, đồng đều nhau và được xếp nguyên buồng đặt ở trong tráp. Ngoài ra đây còn là biểu tượng cho hạnh phúc, sự gắn kết keo sơn giữa vợ và chồng. Điều đặc biệt hơn đó là trong mâm lễ ăn hỏi của người Huế, sẽ có thêm gừng và muối. Thể hiện cho lời hứa một lòng chung thủy, luôn hướng về nhau..

Mâm bánh phu thê

mâm bánh phu thê trong ngày lễ ăn hỏi

Ngay từ cái tên gọi chúng ta đã thấy được, ý nghĩa của mâm bánh này tượng trưng cho sự chung thủy và bền chặt của cô dâu và chú rể. Bánh phu thê sẽ được xếp thành từng cặp và đặt trong tráp.

Mâm chè, rượu, thuốc

Sính lễ ăn hỏi gồm những gì?

Tráp rượu, thuốc lá đẹp

Mâm lễ chè, rượu, thuốc là sính lễ cơ bản nhất ở trong lễ ăn hỏi miền trung. Thể hiện sự tôn trọng của bên nhà trai đối với bên nhà gái. Những sính lễ này sẽ được đang lên trên bàn thờ gia tiên của nhà gái.

Đôi nến tơ hồng

đôi nến tơ hồng

Ở lễ ăn hỏi miền Bắc và miền Nam thì không cần có cặp nến tơ hồng. Nhưng đối với miền Trung thì đây là lễ vật rất quan trọng. Cặp nến tượng trưng cho tình yêu của cô dâu và chú rể, luôn mãnh liệt và bùng cháy. Bên cạnh đó cặp nến sẽ được thắp lên trên bàn thờ gia tiên họ nhà gái.

Các lễ vật ăn hỏi khác

Tùy thuộc vào điều kiện gia đình của nhà trai, mà các lễ vật chuẩn bị sẽ khác nhau. Mâm lễ này có thể là heo sữa quay, tráp chả nem, xôi, bánh hay hoa quả,…

Xem thêm : Mẫu tráp ăn hỏi đẹp tại Hà Nội không thể bỏ qua

Nghi lễ diễn ra trong lễ ăn hỏi miền Trung

Người miền Trung tuy không coi vật chất nhưng lại đặt nặng các lễ nghi. Chính vì mà trong quá trình tổ chức lễ ăn hỏi, các lễ nghi phải được diễn ra đầy đủ, vẹn toàn và không được cẩu thả. Các lễ nghi diễn ra trong lễ ăn hỏi miền Trung như sau:

Rước lễ vật

2 bên nhà gái nhà trai trao lễ vật trong ngày lễ ăn hỏi

Vào đúng ngày lễ ăn hỏi, bên gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật đã được chuẩn bị từ trước sang bên nhà gái. Đoàn nhà trai sẽ bao gồm các thành phần tham dự đó là đại diện bên họ nhà trai, bố mẹ chú rể, chú rể, đội bê tráp và họ hàng, bạn bè thân thiết. Đi đầu tiên là trưởng đoàn và tiếp theo sẽ là những người cao tuổi được sắp xếp theo thứ tự vai vế trong gia đình. Đi cuối cùng là chú rể và đội bê tráp.

Nhà gái đón khách và đỡ lễ

Sau khi đoàn rước lễ của nhà trai đến, nhà gái sẽ đón tiếp và nhận lễ. Đội bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội bê tráp nữ và cùng bê vào phía bên trong nhà. Hai đội bê tráp sẽ nhận được lì xì của cô dâu, chú rể và trao đổi lại cho nhau, với ý nghĩa là lấy lại duyên.
Màn đỡ lễ kết thúc và ổn định chỗ ngồi, nhà gái sẽ rót mời trà đoàn nhà trai. Đại diện của hai bên gia đình đứng lên giới thiệu các thành viên tham gia và lý do có buổi lễ ngày hôm nay.

Đón cô dâu ra mắt gia đình hai họ

cô dâu ra mắt nhà trai và nhà gái

Nghi thức chào hỏi và giới thiệu đã xong xuôi. Chú rể sẽ đi vào đón cô dâu ra ngoài để ra mắt gia đình họ hàng hai bên.

Thắp hương bàn thờ gia tiên nhà gái

lễ ăn hỏi miền bắc gồm những gì

Chú rể và cô dâu thắp hương ông bà tổ tiên

Thắp hương trước bàn thờ gia tiên của họ nhà gái, là nghi lễ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi miền Trung. Mẹ cô dâu sẽ lấy một phần lễ vật mà nhà trai mang đến, dâng lên trên bàn thờ tổ tiên. Bố cô dâu sẽ lấy cặp nến tơ hồng đốt lên và đặt lên bàn thờ, để báo cáo với ông bà tổ tiên về chuyện đại sự của gia đình và ra mắt chàng rể mới. Mong ông bà phù hộ và che chở cho cặp đôi.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm lễ ăn hỏi trong việc lựa chọn lễ vật ăn hỏi

Cùng bàn bạc về đám cưới

hai bên gia đình nhà gái và nhà trai gặp mặt

Tiếp theo nghi lễ thắp nhang, hai gia đình sẽ ngồi cùng nhau bàn bạc về các lễ nghi và chọn ngày giờ tổ chức đám cưới.

Nghi lễ lại quả

Cũng giống như các vùng miền khác, lễ ăn hỏi miền Trung cũng có nghi lễ lại quả. Mẹ cô dâu sẽ chia một phần lễ để vào mâm tráp và trả lại cho đoàn nhà trai. Sau khi nhận lễ, đoàn nhà trai sẽ xin phép ra về.
Như vậy với những chia sẻ của Cưới Hỏi Ngọc Linh ở trên, đã giúp các bạn phần nào hiểu thêm về lễ ăn hỏi miền Trung. Hy vọng với những thông tin này, sẽ giúp cho cô dâu và chú rể có được sự chuẩn bị tốt nhất cho lễ ăn hỏi của mình. Nếu như bạn có nhu cầu đặt tráp lễ ăn hỏi hay có thắc mắc, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0904.904.336 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng.

Share it:
DMCA.com Protection Status