Văn hóa cưới hỏi ở Việt Nam đẹp và đa dạng nhưng mỗi vùng miền khác nhau sẽ mang một phong tục đám hỏi riêng mang nét đặc trưng, tập tục của khu vực đó. Khác với đám cưới miền Bắc, đám cưới miền Nam phóng khoáng và thoải mái hơn nhưng không kém phần trang trọng ở các nghi thức. Lễ ăn hỏi 4 tráp được phổ biến và chuẩn bị đầy đủ trong mỗi đám cưới.
Ý nghĩa con số 4 trong nghi lễ ăn hỏi 4 tráp miền Nam
Với người miền Nam, số chẵn là biểu tượng của sự có đôi có cặp, đám cưới. Bởi vậy mà trong ngày lễ quan trọng này, nhà gái thường “thách cưới” lễ ăn hỏi 4 tráp trở lên, có thể là 6, 8, 10, 12,… tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của hai bên gia đình. Số 4 là số tứ quý, số đẹp.
Từ xa xưa, số 4 đã thể hiện sức mạnh riêng, chiến thắng trong mọi hoàn cảnh như: tứ tử trình làng, tứ linh (4 linh vật trong truyền thuyết: long – lân – quy – phụng), tứ phương (Đông – Tây – Nam – Bắc),…. Hơn nữa số lượng lễ ăn hỏi 4 tráp cũng phù hợp với hầu hết các gia đình. Không quá lớn cũng không quá nhỏ nên được lựa chọn phổ biến trong các đám cưới hiện nay.
Xem thêm các loại tráp ăn hỏi đẹp nhất 2024
Sự khác nhau của lễ ăn hỏi 4 tráp với các lễ ăn hỏi miền Bắc
Trong nghi lễ ăn hỏi miền Nam cần lưu ý là số vật phẩm trong các tráp lễ phải là số lẻ. Vì đây là biểu tượng cho sự sinh sôi, lớn lên và phát triển trong sự đầm ấm, tài vượng. Lễ ăn hỏi chính là việc nhà trai đem tài lộc đến để có thể rước cô gái. (Hay là rước hạnh phúc) về làm con, làm dâu cho gia đình mình.
Tuy nhiên, người miền Nam cũng có quy tắc là số lượng mâm quả đám cưới sẽ phải nhiều hơn mâm quả của lễ ăn hỏi.
Ví dụ: Nếu lễ ăn hỏi 4 tráp thì đám cưới phải là 6 tráp. Còn khi đám hỏi chuẩn bị 6 thì đám cưới sẽ là 8 quả.
Người miền Tây thì ngược lại, lễ ăn hỏi yêu cầu 20 mâm quả rất lớn nhưng đến khi tổ chức đám cưới thì rút gọn lại chỉ còn 6 quả. Vì vậy tùy phong tục, lễ nghĩa của từng địa phương mà hai bên gia đình cân đối và thỏa thuận số tráp ăn hỏi phù hợp với điều kiện của gia đình mình.
Còn trong lễ ăn hỏi miền Bắc thì ngược lại. Họ quan niệm số lẻ là số của sự phát triển, nảy nở nên số tráp ăn hỏi phải là số lẻ: 5, 7, 9, 11,… Và số lễ vật trong tráp ăn hỏi là số chẵn (ví dụ như: Tráp bánh phu thê phải từ 100 bánh trở lên: 120, 130 chiếc,…).
Tuy có sự khác nhau giữa các vùng miền! Nhưng nhìn chung lễ ăn hỏi là nghi thức quan trọng không thể thiếu các lễ vật. Hai bên gia đình cần chuẩn bị đầy đủ. Cẩn thận dù là lễ ăn hỏi 4 tráp hay lễ ăn hỏi 11 tráp.
Lễ ăn hỏi 4 tráp gồm những gì?
Tùy vào sự thống nhất và điều kiện của hai gia đình mà chọn số lượng vật phẩm trong lễ ăn hỏi 4 tráp cao cấp hay bình dân. Ít hay nhiều nhưng nhất thiết phải có những vật phẩm chính sau:
Tráp Trầu cau
Tráp trầu cau là biểu tượng của tình vợ chồng sắt son. Chung thủy nên không thể thiếu trong bất kỳ lễ ăn hỏi nào.
Tráp Bánh su sê
Bánh su sê có thể là bánh pía, bánh bông lan hay bánh phu thê. Loại bánh này thể hiện sự gắn kết keo sơn của đôi nam nữ.
Tráp Trái cây
Trái cây tươi ngon tượng trưng cho sự tươi mới, ngọt lành, thơm mát. Đó là lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ lúc nào cũng ngọt ngào, tươi mới như vậy.
Tráp Chè, Rượu
Đây là vật phẩm không thể thiếu để trưng lên bàn thờ gia tiên. Kính báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại của cả gia đình! Và cầu mong tổ tiên phù hộ cho mọi việc diễn ra suôn sẻ. Con cái hạnh phúc.
Lễ ăn hỏi 4 tráp rất phổ biến trong các đám cưới Nam Bộ. Người miền Nam phóng khoáng, thoải mái nhưng đám cưới của họ được chuẩn bị rất chu đáo. Kỹ lưỡng không kém gì so với lễ ăn hỏi miền Bắc.