Ý nghĩa lễ ăn hỏi mà cặp đôi nào cũng cần biết

Ý nghĩa lễ ăn hỏi mà cặp đôi nào cũng cần biết

Đám cưới truyền thống có rất nhiều nghi thức, mỗi nghi thức có những đặc trưng, nghi lễ nhỏ khác nhau mà nhiều người không thể hiểu hết được. Nhưng ý nghĩa của ngày lễ ăn hỏi thì cặp đôi nào cũng cần biết.

Ý nghĩa lễ ăn hỏi: Tại sao nó lại quan trọng đến thế ?


Để nên duyên vợ chồng chính thức, hai bên gia đình cô dâu chú rể phải tổ chức những nghi thức của một đám cưới truyền thống bao gồm: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Trong đó, lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn là buổi gặp mặt chính thức của quan viên hai họ để đưa ra quyết định cuối cùng về việc tổ chức đám cưới. Lễ ăn hỏi kết thúc là lúc hai bên gia đình đã là thông gia, đôi bạn trẻ chính thức coi nhau là vợ chồng chỉ chờ ngày tổ chức đám cưới để thông báo chính thức với dân làng.

Nghi thức nhà trai sang nhà gái xin gả con

Một trong những ý nghĩa lễ ăn hỏi là nghi thức nhà trai sang nhà gái xin gả con. Trong ngày lễ này, nhà trai mang sính lễ ăn hỏi sang nhà gái và xin bàn bạc chuyện đám cưới sau đó. Có thể nói, nghi thức lễ ăn hỏi có ý nghĩa quan trọng, là “cơ hội” để hai bên gia đình thể hiện thành ý, mục đích (đám cưới cho con cái) với nhau.

Báo cáo với tổ tiên

Điều đặc biết nhất của ý nghĩa lễ ăn hỏi là sự thông báo đến với tổ tiên, dòng họ. Tuy không hiện hữu nhưng tổ tiên cũng nắm giữ và quan sát các công việc hàng ngày của con cháu. Nhất là với đám cưới – sự kiện quan trọng của cả một đời người, cả một gia đình, dòng họ nên nhất thiết phải có một cái “lễ lớn” để báo cáo với tổ tiên, ông bà và mời ông bà về tham dự và chứng kiến cho con cháu. Thông qua các lễ vật của nhà trai mang đến nhà gái trong lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ dâng lên bàn thờ gia tiên và thắp hương, kính lễ.

Nghi thức cúng tổ tiên là rất quan trọng và có ý nghĩa ngày lễ ăn hỏi truyền thống

Thể hiện sự chu đáo, thành ý của nhà trai

Ý nghĩa của ngày lễ ăn hỏi còn thể hiện sự chu đáo, thành ý, tôn trọng của nhà trai với nhà gái và người con dâu tương lai. Các mâm lễ ăn hỏi được bày biện đầy đủ, sang trọng luôn thể hiện sự chu đáo của bên nhà trai. Đó cũng là thành ý, sự tôn trọng, biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con gái để trở thành con dâu tương lai của họ. Không những thế ở một khía cạnh nào đó, các lễ vật cũng được coi là sự đóng góp, giúp đỡ nhà gái trong việc tổ chức, chuẩn bị cho đám cưới.

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ ăn hỏi

Thể hiện sự chuẩn bị cho đám cưới của hai bên gia đình

Thông thường, lễ ăn hỏi có quy định số lượng tráp tráp ăn hỏi và các lễ vật; cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu, tùy thuộc vào từng gia đình và phong tục tập quán của từng vùng miền nhưng ở mỗi miền Bắc, Trung, Nam lại có sự khác nhau. Số lượng mâm lễ vật được thống nhất với sự đồng tình, vui vẻ của hai bên gia đình trên cơ sở thấu hiểu về điều kiện, hoàn cảnh của nhau.

Ý nghĩa mâm lễ ăn hỏi trong ngày cưới

Ý nghĩa các mâm lễ ăn hỏi được thể hiện ở tráp ăn hỏi. Số tráp ăn hỏi ở miền Bắc thường là số lẻ từ 3, 5, 7, 9 đến 11, 13, 15 tráp và số vật phẩm trong tráp là số chẵn. Trong đó khi với miền Nam thì lại khác, số mâm quả là số chẵn: 4, 6, 8, 10,.. và số vật phẩm là số lẻ. Hai số này vừa tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển vừa mang ý nghĩa là sự gắn kết, tròn đầy có đôi có cặp, kết hợp lại sẽ mang lại hạnh phúc cho đôi vợ chồng sau này.

Với sự chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, ý nghĩa lễ ăn hỏi không chỉ có giá trị hơn mà còn giúp cho đám cưới diễn ra suôn sẻ, thuận lợi trong sự vui mừng, chúc phúc của mọi người.

Share it:
DMCA.com Protection Status