Tìm Hiểu Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi Việt Nam Đầy Đủ Nhất

Lễ ăn hỏi Việt Nam

Tìm Hiểu Thủ Tục Lễ Ăn Hỏi Việt Nam Đầy Đủ Nhất

Tuy phổ biến thế nhưng thủ tục lễ ăn hỏi Việt Nam thì rất ít người biết. Vì vậy, nếu bạn cũng là người đang đi tìm kiếm câu trả lời vì cách tổ chức lễ ăn hỏi chuẩn. Thì tôi tin chắc rằng, bài viết này sẽ không làm bạn thất vọng.

Lễ ăn hỏi Việt Nam là gì?


Lễ ăn hỏi Việt Nam là một trong ba nghi thức chính của một đám cưới: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Đây là việc nhà trai mang sính lễ tới nhà gái để xin cưới chính thức. Nhà gái nhận các lễ vật chính là đồng ý gả con gái cho nhà trai. Kể từ ngày ăn hỏi, cô dâu chú rể chính thức được coi là vợ chồng, hai bên gia đình trở thành thông gia và đợi ngày làm đám cưới, mời dân làng chứng kiến.

Ngày trước, lễ ăn hỏi Việt Nam thường diễn ra sớm hơn đám cưới hàng tháng trời, nhưng ngày nay, do một số yếu tố khách quan như: thời gian, chi phí,… nên người Việt thường tổ chức gần sát với ngày cưới để cùng một công thuê phông bạt, công chuẩn bị, thời gian, tiết kiệm chi phí.

Lễ ăn hỏi Việt Nam

Lễ ăn hỏi Việt Nam gồm những gì ?


Hiện nay, các lễ vật trong lễ ăn hỏi Việt Nam được hai bên gia đình bàn bạc, thống nhất sao cho phù hợp nhất với điều kiện của hai bên gia đình và được chuẩn bị chu đáo, trang trí đẹp mắt. Số lễ vật trong lễ ăn hỏi miền Bắc là: 3, 5, 7, 9, 11, 13, số lễ vật ở miền Nam là: 4, 6, 8, 10, 12,…. và số vật phẩm trong mỗi tráp ăn hỏi là số chẵn đối với đám cưới miền Bắc và số lẻ đối với phong tục đám cưới miền Nam nên các cặp đôi cần hết sức lưu ý để không làm sai với phong tục truyền thống.

sính lễ ăn hỏi việt nam

Dù là số tráp ăn hỏi nhiều hay ít thì cũng không thể thiếu những lễ vật chính sau: tráp trầu cau, tráp chè, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp hoa quả, tráp mứt hạt sen,…..Các tráp lễ được trang trí đầy đặn, đẹp mắt nhằm thể hiện lòng biết ơn, thành ý của nhà trai đối với nhà gái đã sinh thành, nuôi dưỡng và gả con cho họ; sự giúp đỡ, chia sẻ để nhà gái tổ chức đám cưới.

Theo lễ ăn hỏi phong tục Việt Nam, tráp lễ vật là cực kì quan trọng, không thể thiếu sót hay xảy ra sơ xuất đổ vỡ trong quá trình diễn ra lễ ăn hỏi. Vì điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc lâu bền của đôi vợ chồng trẻ trong ngày vui này nói riêng và cuộc đời về sau nói chung.

Đại diện tham dự lễ ăn hỏi Việt Nam


Lễ ăn hỏi Việt Nam là cuộc gặp gỡ đại diện nên chỉ có những người lớn tuổi, ruột thịt, có chức vị trong gia đình tham dự.
– Với nhà trai gồm: ông bà, bố mẹ, chú rể, cô dì chú bác, bạn bè.

– Nhà gái có thể đông hơn vì lễ ăn hỏi được tổ chức tại nhà gái, cần thêm người để phục vụ, đó là: ông bà, bố mẹ, cô dâu, cô, dì, chú, bác, bạn bè.

Bên cạnh đó, còn có đội ngũ nam nữ chưa vợ, chưa chồng đội mâm lễ. Số lượng người tùy thuộc vào số lượng mâm lễ vật mà nhà trai mang sang nhà gái.

Xem thêm: Thông tin về lễ ăn hỏi miền Bắc

Lễ ăn hỏi Việt Nam

Các thủ tục chính trong quá trình làm lễ ăn hỏi Việt Nam


Rước lễ vật

Nhà trai mang lễ vật tới nhà gái, nhà gái nhận và dâng lên bàn thờ gia tiên như để báo cáo với tổ tiên về ngày trọng đại của con cháu và tỏ lòng hiếu thảo.

Tiếp khách

Chủ yếu bên nhà gái và cô dâu tiếp khách, mời nước họ hàng nhà chú rể. Đối với đám cưới mà hai bên gia đình ở xa thì nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm.

Sau khi kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái phải chi lễ vật thành từng gói nhỏ cho họ hàng, bạn bè hàng xóm như sự chia vui và công bố chính thức về đám cưới với mọi người.

Trả lễ

Lễ ăn hỏi Việt Nam ngày nay tuy diễn ra nhanh nhưng là nghi thức gần như quan trọng nhất của đám cưới. Chính vì vậy, các cặp đôi cần lưu ý để đám của mình diễn ra trọn vẹn, đầy đủ nhất.

Share it:
DMCA.com Protection Status